Tên khác | Lạc Long Quân |
Tỉnh thành | Không rõ |
Thời kì |
- Dựng nước (2000 - 258 trCN) |
Tức vị Quốc tổ Lạc Long Quân. Huyền sử tương truyền: Sùng Lãm thuộc thị tộc Hồng Bàng, dòng Lạc Việt, xưng hiệu Lạc Long Quân, kết duyên cùng Âu Cơ sinh được 100 người con trai. Sau, 50 người con trai theo Lạc Long Quân xuống sinh hoạt ở vùng biển, 50 người theo Âu Cơ lên non lập nghiệp. Người con trưởng được giao cho cai trị nước Văn Lang, xưng hiệu Hùng vương, đóng đô ở Phong Châu. Các vua Hùng nối nhau trị nước, sử còn ghi lại 18 đời uy linh hiển hách. Trong ca dao Việt Nam có bài ca về sự tích Trăm trứng trăm con giàu tính sử học: Gần đàng xa ngõ thiếp nghiêng tai, chàng tỏ thiếp tường, Nơi tưởng niệm Lạc Long Quân ngày nay vẫn còn di tích, ấy là Đình Nội, làng Bình Đà, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Tây). Đình đã có từ lâu, tấm bia duy nhất nơi đình còn sót lại làm trong năm Kỉ mùi 1919 sau khi sửa sang vào năm Mậu ngọ 1918. Bức hoành nêu to 4 chữ "Vi Bách Việt tổ" (Tổ dân Bách Việt). Tượng Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc hoàng bào, tay cầm hốt, chân đi hia, cân đai rạng rỡ. Hai bên phải trái chân dung, có đến 60 hình người chạm nổi, gồm 18 thị nữ dâng hoàn sớ, 20 quan văn, 16 tướng võ, 6 vị cưỡi ngựa, 12 người chèo thuyền rồng, và các hình thú hổ, voi, đầu rồng và các hoa văn, sóng nước. Ngày 6-3 âm lịch là ngày hội hàng năm kỉ niệm Lạc Long Quân, trước ngày Hội đền Hùng 4 ngày. Lễ vật dâng cúng thường là 100 oản, 100 quả chuối, 100 bánh dẻo, 100 ghe chèo để mời 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ về hưởng. Trong ngày hội, người ta đốt pháo Bình Đà, nó chằng những thể hiện tài nghệ của nhân dân lao động mà còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự tích Lạc Long Quân, Âu Cơ và cũng mô phỏng lại tiếng trống lệnh của Lạc Long Quân. Làng Bình Đà với địa thế nằm giữa vùng đồng bằng, với trống đồng Đông Sơn, cũng có thể là nơi quần tụ cư dân Văn Lang xa xưa khai phá vùng châu thổ. Cho nên Đình Nội làng Bình Đà thật là di tích cần trân trọng bảo tồn. |